Thứ Ba, 20 tháng 8, 2013

Hóa mới cập nhật vàng cho đất vàng

    

 Nhiều khu đất vàng 

20 khu đất vàng từng được quy hoạch bao gồm: khu tứ giác Bến Thành; khu tam giác Trần Hưng Đạo - Phạm Ngũ Lão - Nguyễn Thái Học; khu bệnh viện Sài Gòn; khu Eden; khu đất Nhà máy Bia Sài Gòn; Sở Văn hóa - Thông tin; chợ Dân Sinh; tứ giác Mã Lạng (Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu - Nguyễn Trãi - Cống Quỳnh); khu 87 Cô Giang; khu góc Nguyễn Du - Chu Mạnh Trinh; khu Sở Giáo dục - Đào tạo; khu 25bis Nguyễn Thị Minh Khai...

 Một góc khu đất vàng 164 Đồng Khởi, quận 1, TPHCM. Ảnh: M. TUẤN 

Trong giai đoạn 2010-2012, tại quận 1 có ít nhất 2 trung tâm thương mại sầm uất mọc lên từ 2 khu đất vàng. Chen chân vào các khu đất vàng còn lại, tháng 4-2012, Bitexco khởi công tòa tháp The One tại khu đất rộng 8.600m2 nằm trên 4 tuyến đường Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette và đối diện chợ Bến Thành (phường Nguyễn Thái Bình, quận 1).

The One gồm 2 tòa tháp cao 48 và 55 tầng, có 4 chức năng chính là khách sạn 6 sao, văn phòng cho thuê, trung tâm thương mại và căn hộ dịch vụ cho thuê. Tổng vốn đầu tư ước tính 500 triệu USD. Dự kiến The One hoàn thành vào năm 2015.

Cuối năm 2011, dự án Sài Gòn Centre (giai đoạn 2) cao 45 tầng cũng được khởi công xây dựng. Dự án này nằm tại một trong những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm TP giáp với 3 mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Pasteur, có vốn đầu tư hơn 3.300 tỷ đồng, do Keppel Land làm chủ đầu tư.

Sau nhiều năm tìm nhà đầu tư tại khu đất vàng 164 Đồng Khởi (quận 1), UBND TP đã chỉ định liên danh nhà đầu tư gồm Hong Kong Land International Holding Limited (Anh), Sumitomo Realty & Development Co.,Ltd và Toshin Development Co., Ltd (Nhật Bản) thực hiện dự án này có diện tích gần 9.800m2, giáp với các đường Nguyễn Du, Đồng Khởi, Lý Tự Trọng và Trường Trung học phổ thông Trần Đại Nghĩa.

Hiện  giá vách ngăn thạch cao  một phần khu đất là trụ sở của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Tương lai đây là khu thương mại, dịch vụ, văn hóa như văn phòng, khách sạn cao cấp, tài chính, khu trưng bày triển lãm. Tổng vốn đầu tư 7.168 tỷ đồng, trong đó khoảng 3.412 tỷ đồng là vốn đầu tư xây dựng công trình, còn lại là kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng. Thời gian thực hiện dự kiến 3 năm.

 Linh hoạt chỉ định thầu 

Có thể nói, việc TPHCM tìm được chủ nhân cho khu đất 164 Đồng Khởi bằng hình thức chỉ định thầu đang được dư luận quan tâm. Bởi trước đó, năm 2007, TP cũng tổ chức đấu thầu khu đất vàng 164 Đồng Khởi, thu hút hơn 70 doanh nghiệp đăng ký tham gia, song không mang lại kết quả. Đây chính là một trong những lý do khiến TP chuyển hướng áp dụng hình thức chỉ định thầu cho khu đất 164 Đồng Khởi và có khả năng sẽ áp dụng cho những khu đất còn lại.

Theo nhiều chuyên gia, tổ chức đấu thầu là hình thức công khai, minh bạch để tìm được nhà đầu tư cho giá tốt nhất đối với những tài sản công... Thực tiễn cho thấy doanh nghiệp trúng thầu không đủ năng lực thực hiện, trả lại dự án. Hệ quả kéo theo là dự án treo, gây lãng phí lớn.

Do đó, việc TP tiến hành chỉ định thầu cho tổ hợp dự án tại khu đất vàng 164 Đồng Khởi được xem là quyết định mạnh mẽ, quyết đoán trong bối cảnh hiện nay. Với những dự án có quy mô và tính chất đặc biệt, nếu nhà đầu tư đáp ứng được các yếu tố về năng lực tài chính, phương án thi công tốt, cam kết hoàn thành đúng tiến độ, chỉ định thầu sẽ mở ra nhiều triển vọng cho thu hút và đẩy mạnh đầu tư trong thời gian tới.

Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc kêu gọi nhà đầu tư bỏ vốn vào các dự án cần vốn lớn sẽ gặp nhiều thách thức. TPHCM nên linh động lựa chọn dự án nào cần đấu giá, giao đất hay chỉ định thầu để tìm ra nhà đầu tư có năng lực thực sự.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét