Thứ Năm, 29 tháng 8, 2013

Bức tranh Hà Nội thiết kế nhà 2 tầng sau 5 năm mở rộng - Bài 3



Có thể thấy, bộ mặt đô thị Hà Nội ngày càng khang trang với quy mô được mở rộng khu vực ngoại thành, nhất là phía tây Thủ đô với hạ tầng kỹ thuật đồng bộ. Thủ đô Hà Nội ngày càng sầm uất, hiện đại với những tòa nhà, trung tâm thương mại hiện đại như: Keangnam Tower, Indochina Plaza, Petrovietnam tower... Đồng thời, Hà Nội cũng đã đầu tư xây dựng hệ thống các nhà hát, bể bơi, khu vui chơi giải trí.

Còn nhiều bất cập


Tuy nhiên, vấn đề xây dựng và kiến trúc đô thị cũng bộc lộ những bất cập với những  thiet ke nha lo pho  công trình không theo quy hoạch, hoặc thiết kế công trình không phù hợp, phá vỡ không gian kiến trúc, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ của Thủ đô.


Hà Nội đã có thêm nhiều công trình hiện đại tạo điểm nhấn cho đô thị.

Đối với 4 quận nội thành trung tâm của Thủ đô, do tập trung đông dân cư (hơn 1,2 triệu người), trong khi hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chỉ đảm bảo được cho 800.000 người, dẫn tới tình trạng quá tải nghiêm trọng, chỉ tiêu về cây xanh, giao thông tĩnh... Bị phá vỡ. Diện tích không đổi, trong khi dân số vẫn tăng cơ học khoảng 50.000 người/năm, dẫn đến tình trạng cơi nới, xây dựng trái phép, phá vỡ cảnh quan đô thị và gây ùn tắc giao thông, quá tải về chăm sóc y tế, giáo dục.


Khu vực phố cổ, phố cũ - một điểm nhấn về mặt kiến trúc, cũng đang có sự thay đổi do nhu cầu cuộc sống hiện đại của người dân, dẫn đến kiến trúc không gian khu phố cổ có nhiều biến động. Những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi đã và đang bị xuống cấp, do người dân tự ý cải tạo, nâng cấp, thậm chí ngang nhiên phá bỏ để xây dựng nhà ống bằng bê tông cốt thép.


Để ngăn chặn  thiet ke biet thu dep  tình trạng trên, lãnh đạo thành phố Hà Nội yêu cầu cơ quan chức năng, quận huyện tăng cường kiểm tra, giám sát công tác xây dựng, thực hiện chặt chẽ việc cấp phép xây dựng theo hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Đặc biệt là chống hiện tượng “trăm hoa đua nở” trong xây dựng và kiến trúc với sự ồ ạt ra đời các kiểu dạng kiến trúc pha tạp, lai căng, thiếu không gian kiến trúc, thiếu thẩm mỹ cảnh quan, làm băm nát không gian đô thị.
“Để làm được điều này, Hà Nội cần thực hiện nghiêm quy hoạch đã được duyệt”, ông Phạm Lợi, nguyên Chủ tịch Mặt trận tổ quốc Hà Nội nhận xét. Theo ông Phạm Lợi, Thủ đô Hà Nội phải trở thành một đô thị có bề dày về truyền thống, nhưng cũng có cảnh quan kiến trúc đặc trưng, độc đáo, có nét bảo tồn riêng biệt. Qua đó nâng cao vị thế, tính cạnh tranh của Hà Nội, xứng đáng là một trong 17 thủ đô lớn của thế giới.


Tuân thủ nghiêm quy hoạch


Theo các chuyên gia về kiến trúc đô thị, quá trình triển khai và thực hiện quy hoạch Hà Nội đến nay có nhiều vấn đề cần tiếp tục được nghiên cứu giải quyết như việc chưa hình thành các trung tâm đô thị có tầm cỡ để tổ chức các sự kiện lớn của đất nước; dự báo quy mô dân số và phân bố dân cư hợp lý cho Hà Nội vào năm 2030 và tầm nhìn 2050; Kế hoạch bảo tồn và cải tạo đô thị lõi lịch sử gồm khu phố cổ, phố cũ và các di sản, di tích khác; Định hướng giải quyết trên 750 dự án đầu tư xây dựng đang rà soát và cập nhật; đề xuất các chương trình nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu xã hội.


Để phát triển không gian kiến trúc đô thị, việc phát triển phải tuân thủ nghiêm định hướng gồm đô thị hạt nhân (từ đô  các phong cách kiến trúc hiện đại  thị lõi lịch sử hướng tới vành đai IV) và 5 đô thị vệ tinh (Hòa Lạc, Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên - Phú Minh và Sóc Sơn). Theo kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm, nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch kiến trúc Hà Nội: Đây là sự thay đổi trong cấu trúc đô thị. Trước đây, cấu trúc chỉ là một đô thị trung tâm thì nay là chùm đô thị với một đô thị trung tâm và 5 đô thị vệ tinh. Theo Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có sự xen kẽ giữa hành lang xanh giữa đô thị và vùng nông thôn. Đây là cơ hội để giảm bớt công trình cao tầng trong khu vực nội thành. Việc di dời một số cơ quan, bộ ngành, trường đại học cũng cần được đặt ra cụ thể và có lộ trình. Việc di dời cần phải tính đến những tác động sẽ mang đến vì đây không chỉ là diện mạo đô thị mà còn là vấn đề quá tải với khu vực nội đô. Do đó, các bộ ngành cũng cần có sự thống nhất về vấn đề này.


Mới đây, HĐND TP Hà Nội đã thông qua một số Nghị quyết như “Các chính sách ưu tiên đầu tư và huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng các khu đô thị, nhà ở, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại, thuận tiện ở ngoại thành” và “Chương trình nhà ở đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030”... Đây sẽ là điều kiện để Hà Nội phát huy cơ chế đặc thù để phát triển xứng tầm là Thủ đô văn minh hiện đại, cảnh quan xanh, sạch, đẹp.

Xuân Minh

Bài 4: Giải quyết điểm nóng ô nhiễm môi trường


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét